Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Đối tượng thường dễ mắc phải bệnh Gout là người trưởng thành, nhất là lứa tuổi từ 40 trở đi. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trầm trọng nhất là có thể gây tàn phế.

1. Nguyên nhân dẫn bệnh Gout?

Nguyên nhân của bệnh Gout là do trục trặc về gen, hiện nay, khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gout. Đối tượng thường gặp là ở nam giới nhiều hơn nữ giới, do các gen bị trục trặc thường có ở nam.

Ở bệnh Gout, do sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến việc acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc do sự lọc thải bằng đường tiểu không kịp gây ứ đọng. Khi acid uric trong máu tăng lên, chúng kết hợp và tạo nên những khối trong suốt được gọi là tinh thể urat và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm, đau khớp.

Tuy nhiên, hội chứng acid uric tăng cao và bệnh Gout mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng lại là hai vấn đề cần phân biệt. Acid uric là một chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể. Những người có thói quen ăn nhiều chất đạm, hải sản hoặc các phủ tạng động vật hoặc uống nhiều bia, rượu sẽ không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, di chuyển trong máu và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.

Mặt khác, bệnh gout thường gặp ở người bệnh có tiền sử bệnh khác như: béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa và sử dụng của một số thuốc. Ngoài ra, acid uric còn có thể lắng đọng tại các cơ quan khác như: thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophi.

update

Viên Gusaradi Chính Hãng Học Viện Quân Y

 

update

Ưu Đãi 2 Hộp Viên Gusaradi Học Viện Quân Y

 

2. Những biểu hiện của bệnh Gout

Những khối tinh thể muối urat tích tụ ở các khớp xương chính là nguyên nhân dẫn đến sự viêm, sưng tấy cũng như đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp làm cho khớp sưng lên, ngoài ra, sự gia tăng acid uric trong máu sẽ lắng đọng urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận.

Có hai loại bệnh Gout - đó là cấp tính và mãn tính:

  • Khi bị Gout cấp tính, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau khớp dữ dội, rát bỏng. Các triệu chứng này thường xuất hiện vào khoảng nửa đêm hoặc gần sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp bị đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau). Đặc điểm trong viêm khớp của bệnh gout là các khớp đau thường hay gặp là khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). Đối với gout cấp tính, acid uric trong máu thường tăng cao.
  • Đối với người mắc Gout mãn tính sẽ thường bị đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi, chính vì vậy mà người cao tuổi khi mắc bệnh gout rất dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp vì triệu chứng khá giống nhau.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Các cơn đau là biểu hiện cơ bản của bệnh Gout

3. Các biến chứng thường gặp của bệnh Gout

Có rất nhiều người lo lắng về biến chứng của bệnh Gout, bởi vì khi lên cơn đau của bệnh, người bệnh sẽ phải vô cùng khổ sở để chống chọi, trong khi vẫn phải kiêng khem đủ thứ. Bản chất của các hạt tophi là tinh thể urat, có khả năng làm biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Trong trường hợp, các hạt tophi bị vỡ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

Bệnh Gout mãn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận, do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Có những trường hợp chất urat còn lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục gây đau và mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, biến chứng của bệnh Gout có thể xảy ra do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận...

Theo Vinmec.com


TAGbiến chứng bệnh gútbệnh gútbệnh goutnguyên nhân bệnh gútcách phòng bệnh gútbài thuốc chữa gútthực phẩm cho bệnh nhân gútchế độ ăn cho bệnh nhân gút